tri phan trang; phan trang tom the
Công nghệ sinh học

ĐẶC TRỊ PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM (SÚ/THẺ)

Bệnh phân trắng trên tôm nuôi đang là vấn đề nổi cộm, ảnh hưởng lớn đến ngành nuôi tôm ở nước ta, nhất là ở những mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi khép kín ít thay nước. Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm nuôi sau 1 tháng tuổi, mức độ xảy ra nhiều nhất là giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi.

 

Nguyên nhân

- Thức ăn không tốt, thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố… tôm ăn phải thức ăn không tốt trên sẽ bị bệnh đường ruột (bệnh phân trắng).

- Tôm ăn phải tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh.

- Ký sinh trùng (Gregarine) bám trên thành ruột, tôm bị bệnh đường ruột.

- Vi khuẩn gây bệnh phân trắng thường gặp thuộc các chuẩn vibrio.

 

 Triệu chứng

- Tôm yếu ăn (hoặc bỏ ăn nếu bị bệnh nặng), phân tôm nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối hướng gió. Khi quan sát đường ruột tôm thấy trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.

- Kiểm tra bằng Phương pháp mô học của mẫu tôm bị bệnh phân trắng thì thấy gan cũng bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.

- Phân tôm có màu trắng, thịt tôm không chứa đầy vỏ, vỏ mềm.

 

Phòng bệnh

Lựa chọn thức ăn và bảo quản thức ăn tốt

- Chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn có chất lượng, đầy đủ dưỡng chất. Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi, với lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố.

- Trong quá trình nuôi nên bổ sung thường xuyên men tiêu hóa có lợi cho đường ruột tôm, bằng cách trộn vi sinh sống NAVET FOOD (dạng nước) với thức ăn và cho tôm ăn mỗi cữ ăn. Bà con chăn nuôi nên bổ sung thêm NAVET MINERAL NAVET BETAGLUCAN cho tôm ăn để trợ giúp cơ quan miễn dịch của tôm hoạt động hiệu quả, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh…

 

Quản lý tốt môi trường ao nuôi

- Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp với mức độ đầu tư và trình độ nuôi, không nên thả dày. Đặc biệt trước khi thả tôm phải cải tạo chuẩn bị ao thật kỹ, đúng quy trình, ao nuôi tôm công nghiệp phải có đầy đủ trang thiết bị như máy quạt nước, máy sục khí ôxy đáy....

- Có chế độ thay nước định kỳ, ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc và diệt khuẩn trong ao bằng các sản phẩm như NAVET IODIN hoặc NAVET WIN 90, khoảng nửa tháng 1 lần để phòng tôm ăn phải tảo độc gây bệnh.

- Định kỳ 07 ngày/lần, dùng men vi sinh xử lý đáy ao như NAVET POND hoặc NAVET BZT để phân hủy chất hữu cơ có trong ao do phân thải ra hàng ngày, do tảo tàn, thức ăn thừa, xác vỏ tôm lột xác... tạo môi trường ao nuôi thông thoáng, sạch bệnh.

 

Bà con làm gì khi tôm bị phân trắng? Sau 1 thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, Công ty NAVET cho ra đời 02 sản phẩm mới đặc trị phân trắng trên tôm sú/thẻ, hiệu quả trong 5 - 7 ngày.

 

Phác đồ điều trị như sau:

1./ Ngày thứ 1 - Bà con nên điệt khuẩn 2lần/1 ngày bằng NAVET IODIN hoặc NAVET WIN 90 với liều lượng 1L/1.000 - 1.500 m3 vào lúc sáng sớm  và chiều mát.

- Kết hợp với cho ăn: giảm 50% lượng thức ăn, trộn WHITE EXCECIN 5g + WHITE ABEMIN 5g/1kg thức ăn, cho ăn liên tục các cữ.

2./ Ngày thứ 2: Diệt khuẩn và cho ăn giống ngày thứ nhất.

3./ Ngày thứ 3: - Tôm sẽ ăn mạnh, Kiểm tra phân trắng sẽ còn 10 - 15%

- Diệt khuẩn ngày/1lần, kết hợp cho ăn vi sinh sống đậm đặc NAVET FOOD (dạng nước) 20ml/1kg thức ăn.

4./ Ngày thứ 4: Phân trắng sẽ còn 1 hoặc 2 cộng, tôm ăn mạnh có thể tăng lượng thức ăn

- Diệt khuẩn: ngày/1lần, kết hợp cho ăn vi sinh sống đậm đặc NAVET FOOD (dạng nước) 20ml/1kg thức ăn. 

5./ Ngày thứ 5: Tôm ăn mạnh, tăng thức ăn, trộn và diệt khuẩn giống ngày 4.

- Kiêm tra sẽ không còn phân trắng, nếu còn sẽ còn 1 hoặc 2 cộng. Bà con cho ăn vi sinh sống đến 7 ngày phân trắng sẽ không còn, tôm ăn mạnh bình thường.

Chúc Bà con thành công, nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ: 0913 352 379 Mr Thành

 

 

 

Liên hệ với chúng tôi
Google Map