Ứng dụng của vi khuẩn Bacillus trong nuôi trồng thủy sản
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bà con các thông tin liên quan đến ứng dụng của vi khuẩn Bacillus Subtilis trong nuôi trồng thủy sản
1. Vi khuẩn Bacillus Subtilis có tác dụng ức chế tác nhân gây bệnh.
- Hỗ trợ tiết ra kháng sinh
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng vi khuẩn có khả năng tiết ra môi trường các chất máng tính sát khuẩn hoặc hạn chế khuẩn gây bệnh gây ảnh huỏng đến các quần thể sinh vật khác nhau. Cơ chế này đượcxác định nhằm mục tiêu cạnh tranh dinh dưỡng cũng như năng luọng sẵn có trong môi trường.
Năm 2005, một nghiên cứu của Stein đã khẳng định tiềm năng tiết ra kháng sinh của B. subtilis và đã được công nhận hơn 50 năm qua. Trong thời điểm hiện tại tác giả đã đưa ra tổng kết lên đến vài trăm dòng khuẩnn này và hơn 20 chất kháng sinh đã được tìm thấy với các cấu trúc khác nhau như: subtilin, ericin, mersacidin, sublancin, subtilosin, surfactin, iturin, bacillibactin, bacillmycin, mycosubtilin, fengycin, plipastatin, corynebactin, bacilysin, difficidin, oxydifficicin, bacilysocin, rhizocticin, amicoumacin, mysobaccillin.... Các chất kháng sinh này đa phần là được tiết ra trong ruột, trên bề mặt cơ thể của vật chủ hoặc xuất hiện trong môi trường nước cản trở sự nhân lên của các loại vi khuẩn cơ hội và tạo nên quá trình ức chế các sinh vật gây bệnh. Điều đặc biệt là các chất kháng sinh nay hoặc có thể hoạt động và có tác dụng đơn lẻ, hoặc là kết hợp với nhau.
2. Cạnh tranh chất dinh dưỡng
Xảy ra điển hình và chủ yếu ở nhóm sinh vật dị dưỡng, sự cạnh tranh ở đây bao gồm cạnh tranh chất hữu cơ, nguồn carbon va năng lượng. Thời điểm hiện tại thì các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này chưa có nhiều. Vào năm 1998 Rico-Mora đã thực hiện việc đưa một dòng vi khuẩn có năng lực tồn tại và phát triển trong môi trường nghèo nàn chất hữu cơ. Thí nghiệm chính là cấy khuẩn này vào bể nuôi tảo khuê cùng với Vibrio alginolyticus và kết quả thu được là Vibrio không thể phát triển được. Như vậy cũng có nghĩa là vi khuẩn được chọn có khả năng cạnh tranh và lấn át Vibrio ở môi trường hạn chế chất hữu cơ. Tới năm 1999 Verschuere et al cũng đã sử dụng một vài dòng vi khuẩn được chọn lọc có ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ sống cũng như khả năng phát triển của ấu trùng Artemia để thực hiện thí nghiệm của mình. Kết quả nhận được đã cho thấy chất kháng sinh được tiết ra môi trường có công dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh V. proteolytics CW8T. Điều này lần nữa khẳng định cácdòng vi khuẩn được chọn lọc có ưu thế hơn trong hoạt động cạnh tranh năng lượng cũng như chất dinh dưỡng
3. Hoạt động cạnh tranh chất sắt:
Sắt là chất cần thiết cho sự sinh trưởng của tất cả các vi sinh vật. Vào năm 1993 Reid et al đã phát hiện ra hiện tượng kết tủa ion sắt có trọng lượng phân tử thấp chứa trong môi trường. Tức là các vi sinh vật hấp thụ phân tử sắt kết tủa và làm mất sắt trong môi trường. Đặc biệt các vi sinh vật gây bệnh muốn tăng trưởng nhanh thì càng cần nhiều sắt. Vì lẽ đó mà dẫn đến hiện tượng cạnh tranh sắt trong vi sinh vật. Quá trình này mang đến kết quả hạn chế mầm bệnh trong môi trường
Nói tóm lại, các chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus mang đến tác dụng hạn chế các dịch bệnh giúp hoạt động nuôi trồng thủy sản tăng trưởng và đạt hiệu quả kinh tế như mong muốn